Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Nếu một lập được một kế hoạch kinh doanh tốt, chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững lâu dài trong tương lai. Cùng tham khảo bài viết dưới nhé
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh chính là một bản mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tuần/tháng/quý/năm…). Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp cần phải xác định được nhu cầu thị trường hiện nay là gì, đối tượng khách hàng mục tiêu là những ai, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại là như thế nào…
Đồng thời, cũng phải xác định được đối thủ cạnh tranh trong ngành như thế nào để từ đó đưa ra phương hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai.
Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?
Thông qua kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp bạn sẽ nhận được những lợi ích như:
- Xác định rõ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tuần/tháng/quý/năm…) và cũng có thể là trong tương lai xa hơn.
- Công cụ dùng để điều tiết, đánh giá các cơ hội phát triển và quản lý vận hành toàn bộ các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó đề ra các phương án làm việc giúp cho sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các phòng ban.
- Giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho doanh nghiệp.
- Nhận diện và xác định rõ đối thủ cạnh tranh như thế nào để đưa ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong tương lai.
- Tài liệu quan trọng để các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng... nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng vô cùng hữu ích trong kinh doanh tại: https://salekit.vn/
Các bước lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Để lập kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cho doanh nghiệp mình, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Xây dựng ý tưởng kinh doanh
Để cạnh tranh và phát triển bền vững, ngoài sản phẩm tốt có chất lượng bạn bắt buộc phải có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo độc đáo. Một ý tưởng được xem là mới lạ, độc đáo thì nó phải mang tính khác biệt, mới lạ… Ý tưởng này có thể là sản phẩm kinh doanh, mô hình kinh doanh, phương pháp sản xuất hoặc những đổi mới sáng tạo từ chính hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp….
Đặt ra mục tiêu và kết quả cần đạt được
Đây là cách để bạn tạo động lực cố gắng, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Để là được điều này, bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi:
- Lợi ích bạn nhận được là gì?
- Bao lâu thì bạn thực hiện được mục tiêu đó?
- Làm thế nào để đo lường chính xác những lợi nhuận mà kế hoạch đó đem đến...?
Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiết, chính xác hơn và đem lại hiệu quả bất ngờ cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phân tích thị trường
Ông cha ta có câu “ Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu và phân tích thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hiểu lĩnh vực kinh doanh của mình, thị trường mình nhắm tới, khách hàng mục tiêu là ai, hiểu đối thủ cạnh tranh như thế nào,...
Phân tích càng chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp xác định càng rõ ràng thị trường kinh doanh mục tiêu của mình như thế nào để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
Lập biểu đồ SWOT
Đây chính là khâu bạn xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp mình khi bắt đầu kinh doanh. Khi đã hiểu các tiềm năng của mình là gì thì bạn mới có thể lập được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, chính xác hơn, tranh được những rủi ro không đáng có và tận dụng được những cơ hội để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Xây dựng mô hình kinh doanh
Có rất nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc xây dựng và phát triển các sản phẩm mà quên mất việc xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh riêng biệt. Để phát triển bền vững và kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp đòi hỏi cần phải có một mô hình kinh doanh khôn khéo tương ứng, cùng với giá cả hợp lý, truyền tải được thông điệp và kênh phân phối đến những khách hàng mục tiêu một cách đúng đắn nhất.
Xây dựng chiến lược Marketing
Sản phẩm của bạn dù có tốt đến đâu mà không được quảng bá, truyền thông thương hiệu thì sớm muộn cũng sẽ đi đến thất bại. Việc xây dựng chiến lược Marketing sẽ sẽ giúp bạn tiếp cận được đến tất cả các đối tượng khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn.
Kế hoạch quản lý tài chính, nhân sự
Quản lý tài chính là khâu rất quan trọng đối với việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu biết cách phân bổ nguồn tài chính một cách hợp lý, chi tiết thì sẽ giúp bạn cân bằng thu chi, lúc nào sẽ hoàn vốn, sự luân chuyển của vốn như thế nào.... Còn nếu không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến vấn đề nhân sự, nên xây dựng một cơ chế kiểm soát đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỹ năng và trình độ của họ. Phân công công việc rõ ràng và có những buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban để có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên, đưa ra những chính sách thưởng phạt phù hợp.
Kế hoạch thực hiện
Sau khi hoàn thành các bước trên, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước. Bạn hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều theo chuẩn quỹ đạo mà bạn đã vạch sẵn nhé.
Trên đây là toàn bộ tất tần tật những chia sẻ về cách để lập một kế hoạch kinh doanh bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ biết cách lập kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Phần mềm bán hàng miễn phí