Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng bánh ngọt cho người mới bắt đầu

Mở cửa hàng bánh ngọt đang là một trong những loại hình kinh doanh hot thu lời nhất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh làm sao cho hiệu quả, nhiều khách.

Trên thực tế, bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh cửa hàng bánh ngọt. Vậy những bí kíp kinh doanh cửa hàng bánh ngọt thành công ở đây là gì? Cùng sukien.net khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Các bước mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt 

Sau khi trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm làm bánh sao cho ngon và hấp dẫn thì để mở cho mình một cửa hàng bán bánh ngọt, bạn có thể tham khảo các bước sau:

1. Địa điểm kinh doanh

Nếu không thể tận dụng địa điểm có sẵn là chính nơi bạn sinh sống thì bạn cần tìm cho mình một địa điểm mở cửa hàng tại những vị trí đông người qua lại. Không nhất thiết phải gần đường lớn nhưng phải đảm bảo lưu lượng người lưu thông qua đây cao; nếu gần trường học, bệnh viện, khu dân cư văn phòng thì càng tốt.

Không gian cửa tiệm không cần quá rộng, nhưng vẫn cần đảm bảo đủ không gian bố trí các loại bánh sao cho hợp lý; không gian đi lại cũng cần rộng rãi để khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến mua hàng tại cửa hàng.

2. Lựa chọn loại hình và phong cách cửa hàng bánh ngọt

Kinh doanh bánh ngọt là tên gọi tương đối rộng, do vậy bạn nên lựa chọn cho mình một loại hình kinh doanh để theo đuổi mục tiêu kinh doanh bền vững và lâu dài.

Một số loại hình tiệm bánh ngọt mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn:

Tiệm bánh ngọt nhỏ: kinh doanh các loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, thường phục vụ khách mua đem về nhà.

Quán cà phê bánh ngọt: kinh doanh loại hình này cần sự đầu tư lớn về mặt bằng cũng như trang trí sao cho đẹp mắt.

Tiệm bánh gato- bánh sinh nhật: chuyên bán các loại bánh gato sinh nhật, ngày lễ kỷ niệm lớn…

Tiệm bánh nhượng quyền thương hiệu: nếu muốn tận dụng độ nổi tiếng của các thương hiệu lớn để thu hút khách hàng thì bạn có thể lựa chọn loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu này. 

3. Chuẩn bị vốn và tính toán các chi phí kinh doanh cần thiết

Khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, tính toán các chi phí kinh doanh cần thiết là khâu quan trọng không thể nào thiếu để quá trình mở cửa hàng diễn ra trơn tru, thuận lợi và đúng kế hoạch. 

Cụ thể, bạn cần tính toán chi phí cho các danh mục:

Chi phí mặt bằng: dự trù kinh phí thuê mặt bằng ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm

Chi phí vận hành: bao gồm các chi phí tiền thuê nhân công, tiền điện nước, tiền mạng, khấu hao

Chi phí mua các tài sản cố định: bao gồm chi phí mua máy móc, thiết bị phục vụ quá trình làm bánh và các chi phí khác như quầy kệ, máy tính, giá rổ, bàn ghế…

Chi phí nhập hàng: bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, dụng cụ làm bánh trung bình 1 tháng…

Chi phí marketing: chi phí in ấn biển hiệu, tờ rơi, chạy quảng cáo facebook (nếu có)....

4. Gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để mở cửa hàng kinh doanh bánh ngọt, bạn cần đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể tại UBND quận, huyện nơi mở cửa hàng kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể, chứng minh thư nhân dân, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao). Sau khoảng 5 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. 

Ngoài ra, bạn cũng cần tiến hành xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm từ Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp hoặc Bộ Công Thương. Thời hạn của loại giấy này là 3 năm kể từ ngày xin cấp giấy.

5. Tuyển chọn nhân sự

Nếu cửa hàng có quy mô lớn bạn cần lên kế hoạch tuyển chọn và đào tạo nhân sự trước thời điểm khai trương khoảng 1 tháng đến 2 tháng. Tuyển chọn nhân sự là việc làm quan trọng bởi họ sẽ là người quyết định chất lượng bánh thành phẩm (trường hợp bạn không trực tiếp làm bánh) và cung cách phục vụ của quán.

6. Mua dụng cụ, thiết bị làm bánh và tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu

Khi mở cửa hàng bánh ngọt thì trang thiết bị, dụng cụ làm bánh là những vật dụng không thể thiếu. Hãy lên chuỗi các dụng cụ, thiết bị cần thiết sau đó tìm kiếm các địa chỉ bán uy tín, chất lượng để đảm bảo độ bền của sản phẩm cũng như hỗ trợ tận tình trong quá trình sử dụng.

Tiếp đến là khâu tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu để đảm bảo nguyên liệu làm bánh phải tươi, không dùng hóa chất bảo quản và được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Thống nhất sử dụng nguyên liệu từ một nhà cung cấp, hạn chế việc thay đổi bởi có thể ảnh hưởng đến hương vị của bánh, khiến khách hàng không hài lòng.

7. Lên kế hoạch kinh doanh, marketing

Chiến lược kinh doanh theo từng tháng sẽ giúp bạn có một hướng đi cụ thể, rõ ràng. Cần phải căn cứ vào sức mua của thị trường, đối thủ cạnh tranh và quy mô số vốn ban đầu để lên chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Tránh việc lập ra những kế hoạch kinh doanh mơ hồ, không thực tế.

Tiếp đến, để cửa hàng bánh ngọt có nhiều người biết đến bạn cũng cần lên chiến lược marketing cho cửa hàng. Một số cách marketing phổ biến và hiệu quả đối với cửa hàng bánh ngọt là phát tờ rơi, giảm giá hay tặng quà nhân dịp khai trương, quảng bá trên các phương tiện truyền thông xã hội như trang cá nhân facebook, các hội nhóm, zalo…

Xem thêm: 8 nguyên tắc xây dựng chiến lược marketing 0 đồng trên Facebook

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm mở cửa hàng bánh ngọt cho người mới bắt đầu. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm khi định hướng kinh doanh cho bản thân. Chúc bạn thành công với những dự án kinh doanh của chính mình.

sukien.net

 

 

Sự kiện sắp diễn ra

[4]
27/07/2024
Zoom
08:30 - 18:00
Miễn phí
27/07/2024
Zoom
19:30 - 22:00
Miễn phí
30/07/2024
Zoom
20:00 - 22:00
Miễn phí
30/07/2024
Zoom
19:00 - 22:00
Miễn phí

Liên hệ